Vì vậy, khi dùng phải chú ý lau khô mặt ngoài của xoong trước khi đặt vào vỏ nồi để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt. Khi đặt xoong nấu vào nồi không nên dùng một tay, vì có thể làm hỏng rơle chính của nồi, bởi thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên việc đặt bằng một tay dễ khiến rơle tiếp xúc không đều, dẫn đến cơm bên sống bên chín.
Do vậy, nên đặt xoong bằng hai tay nhẹ nhàng, sau đó xoay xoong nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rơle tiếp xúc đều, cơm nấu sẽ không bị sượng. Khi cho gạo đã vo sạch vào xoong, bạn cũng nên dàn đều mặt gạo để cơm chín đều.
Nồi cơm điện có một lỗ thoát hơi ở trên nắp vung nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi vệ sinh xoong lưu ý không dùng vật nháp cứng. Ngâm xoong một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính của xoong .
Bạn có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không nên hầm, xào thức ăn vì bộ phận kiểm soát nhiệt sẽ ngắt mạch liên tục. Hạn chế việc để cơm hâm liên tục trong nồi khiến rơle bật tắt không chính xác, rất mau hỏng .
Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh . Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau.
Sửa Chữa Nồi Cơm Điện
- Với loại nồi có dây điện trở quấn trên lõi mica (hình vành khăn tròn), khi dây điện đứt có thể nối, thay mới khá dễ. Loại nồi có dạng thanh điện trở, trong ống hợp kim và ma nhê hỏng, đứt thì phải thay đáy mới.
- Nồi bị chạm điện, mát vỏ cần ngưng dùng. Nếu dây cháy hay vỡ công tắc nguồn thì phải thay mới. Nếu do ướt bị chạm thì có thể dùng máy sấy tóc làm khô dây hay chỗ bị ướt.
- Cầu chì bảo vệ nồi có thể bị cháy do phích cắm lỏng hoặc dây dẫn bị chập bên trong, cần kiểm tra kỹ để thay cái mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét